Cơ sở nằm ở quận 4 nay đã được chuyển sang cơ sở 1 ở số E1/17C Ấp 5, xã Phong Phú, Q. Bình Chánh với hơn 100 người thợ lành nghề, mỗi tháng sản xuất khoảng hơn 5000 cây đàn. Còn cơ sở 2 do một người con thứ tư của ông Trân quản lý
chuyên gia công đàn guitar hoàn chỉnh và cũng là showroom trưng bày các sản phẩm của thương hiệu “Ba Đờn” nằm ở số 320/29 Độc Lập, P. Tân Quý, Q. Tân Phú.
Vào con hẻm 84 ở đường Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4 hỏi nhà ông Ba Đờn là ai cũng biết. Ông Ba Đờn tên thật là Nguyễn Văn Trân (sinh năm 1953) là chủ của một trong hai cơ sở làm đàn ghita cuối cùng của làng nghề làm đàn thủ công tồn tại hơn nửa thế kỷ còn sót lại ở quận 4.

Theo cuốn Những làng nghề thủ công truyền thống ở TP.HCM, người được coi như khai sinh ra làng nghề làm đàn truyền thống này là ông Trần Văn Sô, sinh năm 1928 ở Nam Định, sau di cư vào Sài Gòn làm nghề mộc ở khu vực Tôn Đản, quận 4. Khoảng năm 1950, ông Sô chuyển hẳn sang nghề chế tạo đàn ghita, đào tạo nhiều thợ làm đàn lành nghề nên trở thành làng nghề.


Gia đình ông Ba Đờn có ba đời theo nghề làm đàn. Ông Trân cho biết, cha ông trước gốc ở Bến Tre, lên thành phố lập nghiệp và gia nhập làng nghề từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện nay, bảy người con của ông đều theo nghề gia truyền này. Cơ sở nằm ở số 84/22bis đường Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4, trước đây có diện tích sử dụng chừng 50m2 với khoảng 20 người thợ làm việc thường xuyên chuyên gia công sản phẩm thùng đàn sỉ và lẻ nay đã được chuyển sang cơ sở 1 ở số E1/17C Ấp 5, xã Phong Phú, quận Bình Chánh có diện tích sử dụng hơn 700m2 với hơn 100 người thợ lành nghề, mỗi tháng sản xuất khoảng hơn 5000 cây đàn. Còn cơ sở 2 do người con thứ tư của ông Trân quản lý chuyên hoàn thành các khâu còn lại để cho ra một cây đàn guitar hoàn chỉnh và cũng là showroom trưng bày các sản phẩm của thương hiệu “Ba Đờn” nằm ởsố 320/29. đường Độc Lập, phường Tân Quý, quận Tân Phú.


Nguyên liệu để làm đàn gồm nhiều loại gỗ khác nhau. Mỗi loại gỗ sử dụng cho một bộ phận khác nhau của cây đàn. Nhưng quan trọng nhất là hai loại gỗ thông và hồng đào dùng để làm mặt trước, sau và hông đàn. Những cây đàn mắc tiền, có khi gỗ được nhập từ nước ngoài


Quá trình sản xuất đàn gồm khoảng mười công đoạn: đóng hông, vô mặt (trước và sau), dán chỉ viền, ráp cần, dán ngựa, dán chỉ trong... Khâu cuối cùng là sơn và ráp trục, vô dây đàn. Sau khi dán xong một bộ phận, phải dùng dây buộc lại, phơi nắng chờ keo khô rồi mới tiếp tục công đoạn khác


Khó nhất và quan trọng nhất là đóng thùng đàn. Đàn tốt hay xấu, giá cao hay thấp phụ thuộc vào âm thanh; âm thanh tốt là do thùng đàn. Vì vậy, thợ đóng thùng đàn phải là người giỏi nhất, khéo tay nhất của cơ sở


Giá mỗi cây đàn chênh lệch rất lớn tuỳ vào chất liệu gỗ, có thể từ 300.000 đồng lên đến vài triệu đồng


Trong các công đoạn sản xuất, trừ khâu làm cần và sơn là có sử dụng máy móc, còn tất cả các công đoạn khác đều làm bằng tay và cần độ chính xác rất cao


Tuỳ theo đơn đặt hàng, mỗi tháng cơ sở của ông Ba Đờn làm ra khoảng ba – bốn trăm cây ghita bán cho các tiệm đàn trong cả nước, có khi xuất đi nước ngoài

Một số mẫu của cửa hàng:





Với mục tiêu đưa đến khách hàng nhưng cây đàn chất lượng tốt nhất và giá cả phú hợp nhất cơ sở đang dần có được lòng tin của khách hàng.

Cơ sở Ba Đờn chuyên sản xuất, cung ứng thùng đàn và đàn hoàn chỉnh sỉ và lẻ trong và ngoài nước. Đặc biệt, chúng tôi có dịch vụ sữa chữa đàn guitar các loại trong toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 090. 897 2600 hoặc trực tiếp đến cơ sở 2 số 320/29, đường Độc Lập, phường Tân Quý, quận Tân Phú.

Bài viết có sử dụng tư liệu trong bài "Nghề làm đờn ở quận tư" của báo SGGP

Cơ sở Đàn Guitar Ba Đờn chuyên cấp cấp đàn guitar, phụ kiện guitar sỉ lẻ toàn quốc
Mobile: 0908 972 600 - Email: nguyenbadon74@gmail.com - Tel: (08) 355 94 116
Showroom: 320/29 Độc Lập, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Cơ sở sản xuất: E1/17C Ấp 5, Xã Phong Phú, Q. Bình Chánh, Tp.HCM
Thông tin thanh toán ngân hàng: 152 539 369 - Nguyễn Văn Nguyên - Ngân hàng ACB, PGD Tân Sơn Nhì